Ung thư Vú

Ung thư Vú là gì?Ung thư Vú là gì?

Ung thư vú là một phát triển bất thường của các tế bào ở trong vú. Các tế bào này phát triển và biến thành một khối u ung thư có khả năng lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Ung thư vú là ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ Singapore. 1

Có khoảng 25% của tất cả các thể loại ung thư của phụ nữ là vú. Vào khoảng giữa năm 2011 và 2015, có khoảng 1,927 phụ nữ bị ung thư vú mỗi năm tại Singapore. 2

Các yếu tố nguy cơ liên quan đến ung thư vú Các yếu tố nguy cơ liên quan đến ung thư vú

Không có một nguyên nhân nào gây ra ung thư vú, tuy nhiên có một loạt các yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ hình thành ung thư vú bao gồm di truyền, lối sống và các yếu tố môi trường.

Bao gồm:

  • Giới tính – nữ sẽ có nguy cơ cao hơn
  • Có tiền sử gia đình, hoặc có người thân bị ung thư vú
  • Tuổi tác – phụ nữ tuổi 50 có nguy cơ phát triển ung thư vú cao gấp 10 lần so với phụ nữ tuổi 30
  • Dùng các thức uống có cồn
  • Thừa cân

Ung thư vú có di truyền không ?Ung thư vú có di truyền không ?

Trong 5-10%, ung thư vú có tính di truyền. Ung thư có nguyên do do một số gien đột biến (thay đổi) trong BRCA1 (ung thư vú gien 1) và BRCA2 (ung thư vú gien 2) gien. 2

Các gien này có thể phát triển bất thường và sau đó có thể truyền xuống các thế hệ trong gia đình, làm tăng nguy cơ của ung thư vú (và buồng trứng). 2

Dấu hiệu và triệu chứng của ung thư vúDấu hiệu và triệu chứng của ung thư vú

Các mô vú thường cho cảm giác nhấp nhô, cho nên khó để nhận biết sự khác biệt giữa các mô lành và các mô có thể là ung bướu.

Một vài triệu chứng của ung thư vú cần chú ý bao gồm: 5

Các thay đổi

Về thay đổi kích cỡ hay hình dáng vú của bạn

Có thêm u cục mới nào không

trong vú hay dưới nách

Tiết dịch

(ngoại trừ sữa mẹ) từ núm vú, kể cả máu

Nhợt nhạt hoặc bị co kéo

của phần da của vú

Vú đau hoặc sưng

Da khô, bong tróc và đỏ

xung quanh khu vực núm vú

Hiểu về vú của bạn và chụp nhũ ảnh thường xuyên là cực kỳ quan trọng để giúp bạn phát hiện bất kỳ các dấu hiệu tiềm ẩn của ung thư vú. 6

Bạn có thể làm điều này bằng cách tự kiểm tra vú hàng tháng.

Ung thư vú được phát hiện như thế nào ?Ung thư vú được phát hiện như thế nào ?

Sau khi khám tư vấn và lâm sàng với bác sĩ của bạn, bạn có thể được yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán ung thư vú. Bao gồm:

  • Nhũ ảnh
  • Chụp cộng hưởng từ
  • Siêu âm
  • Sinh thiết

Các giai đoạn của ung thư vúCác giai đoạn của ung thư vú

Ung thư vú được phân loại theo giai đoạn từ 0 – IV căn cứ theo:

  • kích cỡ khối u (T)
  • Xe mung thư có liên quan đến các hạch hay không (N)
  • Liệu ung thư có di căn (lây lan) tới các bộ phận khác của cơ thể hay không (M). 3

Giai đoạn 0 là giai đoạn sớm nhất của ung thư vú và Giai đoạn IV là giai đoạn nghiêm trọng nhất, nghĩa rằng ung thư đã lây lan đến các phần khác của cơ thể. 4

  • Giai đoạn 1 – Ung thư trong mô vú. Khối u có đường kính nhỏ hơn 2cm
  • Giai đoạn II – Ung thư trong mô vú. Khối u có đường kính nhỏ hơn 5cm. Ung thư có thể lây lan đến các hạch nách.
  • Giai đoạn III – Khối u có đường kính to hơn 5cm và lây lan sang các hạch nách. Có khả năng gây viêm nhiễm, nhợt nhạt hoặc biến đổi màu da vú.
  • Giai đoạn IV – Ung thư đã di căn ra ngoài vú đến các bộ phận lân cận của cơ thể.

Các thể loại của ung thư vúCác thể loại của ung thư vú

Có rất nhiều thể loại của ung thư vú, trong đó có vài thể loại rất phổ biến, và một số khác hiếm gặp. Có thể bao gồm:

  • Ung thư tế bào biểu mô ống sữa xâm lấn (IDC) – IDC là loại ung thư vú phổ biến nhất. Xâm lấn có nghĩa là ung thư đã bắt đầu xâm chiếm các mô vú bên cạnh khối u chính. Trong trường hợp của IDC, ung thư phát triển từ ống dẫn sữa và lây lan xuyên qua tường của ống sữa đến các mô khác của vú.
  • Ung thư tế bào biểu mô của tuyến sữa (ILC) – Thay vì bắt đầu từ ống dẫn sữa, ILC có nguồn gốc từ các tuyến sữa (còn gọi là tiểu thùy) và xâm lấn đến các vùng phụ cận của vú.
  • Ung thư vú viêm nhiễm (IBC) – Không giống với các thể loại khác của ung thư vú, IBC không liên quan đến u trong vú. Thay vào đó, làn da của vú trở nên đỏ, viêm nhiễm, dày hoặc bị rỗ mặt (như vỏ trái cam), núm vú có thể bị thụt vào trong, và vú trở nên sưng nề, cứng, nhạy cảm và rất đau, hoặc ngứa. IBC là một loại ung thư hiếm gặp của vú và thường là giai đoạn tiến triển khi được phát hiện, và rất khó khăn để nhận diện thông qua nhũ ảnh.

Sau khi chẩn đoán ung thư vú, sẽ cần làm thêm xét nghiệm để xác định tình trạng thụ thể cùa ung thư. Ung thư sẽ được phân loại dựa vào thụ thể nội tiết dương tính hay âm tính tùy theo việc chúng có các proteins đó là các thụ thể oestrogen hoặc progesterone. Ung thư vú của bạn có thể được phân loại như ER+ (có các thụ thể oestrogen), PR+ (có các thụ thể progesterone), HR+ (có một hoặc cả hai loại thụ thể đó) hoặc HR- (không có bất kỳ thụ thể nào). Ung thư của bạn có thể được phân loại theo HER2 dương tính hoặc âm tính. HER2 là một chất đạm hỗ trợ sự phát triển của các tế bào ung thư và trong HER2 dương tính của ung thư vú, mức độ HER2 sẽ cao hơn bình thường.

  • HR dương tính HER2 âm tính ung thư vú – Đây là dạng phổ biến nhất của ung thư vú. Một HR+HER2 – phân loại có nghĩa là ung thư có các thụ thể oestrogen hoặc progesterone nhưng không vượt quá mức gien HER2. Loại này điều trị kinh điển dùng các liệu pháp nội tiết.
  • HER2 dương tính ung thư vú – 25% của tất cả các thể loại của ung thư vú là HER2-dương tính, và thường xuyên bắt gặp ở phụ nữ tuổi dưới 60. HER2 dương tính thường lây lan nhanh hơn so với các ung thư vú khác nhưng đáp ứng tốt với các điều trị nhắm vào HER2 protein (được gọi là liệu pháp nhắm đích).
  • Ung thư vú ba chỉ số âm tính – Ung thư vú ba chỉ số âm tính chiếm khoảng 15% của tất cả các thể loại ung thư vú và trong ung thư vú di căn. Nó được phân loại là 3 chỉ số âm tính bởi vì nó không có 3 loại proteins mà luôn được tìm thấy trong các tế bào ung thư của vú: các thụ thể oestrogen, progesterone và HER2. Nó phổ biến ở phụ nữ tuổi trẻ hơn 40 hoặc có đột biến gien BRCA1.

Điều trịĐiều trị

Các câu hỏi thường xuyên hay hỏiCác câu hỏi thường xuyên hay hỏi

Liệu pháp nội tiết thay thế (HRT) làm tăng nguy cơ của ung thư vú ?

Có những bằng chứng rất thuyết phục rằng việc kết hợp của liệu pháp thay thế (oestrogen-progesterone) làm tăng thêm nguy cơ của ung thư vú. 11

Các nguy cơ tăng lên theo thời gian mà bệnh nhân sử dụng HRT, và nguy cơ sẽ cao hơn ở phụ nữ bắt đầu dùng các liệu pháp nội tiết thay thế gần giai đoạn mãn kinh.11

Tôi có thể làm gì để giảm nguy cơ ung thư vú của tôi ?

Có một vài yếu tố liên quan đến lối sống bạn có thể quản trị để giúp giảm các nguy cơ phát triển ung thư vú của bạn, bao gồm:

  • Tập thể dục thường xuyên – Ít nhất là 30 phút tập thể dục mức độ vừa phải-tích cực mỗi ngày. 12
  • Chế độ ăn uống khỏe mạnh, cân bằng – Ăn chế độ giàu chất xơ từ các loại hạt và rau, và các loại trái cây khác nhau (2 phần) và rau củ (5 phần) mỗi ngày, hạn chế ăn mặn, các chất béo không có lợi, và tránh toàn bộ các loại thịt chế biến. 13
  • GIảm các thức uống có cồn – Nếu như bạn muốn uống, hãy hạn chế liều lượng sử dụng chất có cồn không quá 2 ly tiêu chuẩn mỗi ngày. 11
  • Duy trì trọng lượng lý tưởng – Duy trì trọng lượng khỏe mạnh trong khoảng BMI bình thường (Chỉ số Cơ thể)* trong khoảng từ 18.5 – 24.9 kg/m2. 14

* Để tính toán chỉ số BMI của bạn = (trọng lượng (kg)) / (chiều cao (m)) 2

Tôi có thể tìm thấy các thông tin về ung thư vú ở đâu ?

Hiệp hội Ung thư Vú có thể cung cấp các thông tin cho bạn về các giai đoạn khác nhau của ung thư vú.

Ung thư vú ở nam có phổ biến không ?

Ung thư vú ở nam rất hiếm và chỉ chiếm khoảng 1% của tất cả các trường hợp ung thư vú.

Giống như phụ nữ, có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú ở nam. Bao gồm: 20

  • Tuổi – tuổi trung bình phát hiện của ung thư vú là 69 tuổi
  • Tiền sử gia đình với ung thư vú, hoặc có đột biến gien BRCA
  • Mất cân bằng nội tiết – ví dụ như sự gia tăng nồng độ oestrogens
  • Điều trị xạ trị trong quá khứ

Để biết thêm thông tin, xem tại đây.

Tham khảoTham khảo

Danh sách tham khảo đầy đủ, xem tại đây.
  1. Breast cancer. (2019). Health Hub. Retrieved on 29 May 2019
  2. Breast Cancer – What it is. (n.d). Sing Health. Retrieved on 29 May 2019
  3. Stages, types and treatment of breast cancer. (n.d). National Breast Cancer Foundation. Retrieved on 18 December 2018
  4. Breast Cancer Stages. (2017). American Cancer Society. Retrieved on 19 December 2018
  5. What are the symptoms of breast cancer. (2018). Centre for Disease Control and Prevention (CDC). Retrieved on 18 December 2018
  6. Breast Self Examination. (n.d). Breast Cancer Foundation. Retrieved on 30 May 2019
  7. Surgery for breast cancer. (2016). American Cancer Society. Retrieved on 18 December 2018
  8. Radiation for breast cancer. (2017). American Cancer Society. Retrieved on 18 December 2018
  9. Chemotherapy for breast cancer. (2017). American Cancer Society. Retrieved on 18th December 2018
  10. Hormone therapy for breast cancer. (2017). American Cancer Society. Retrieved on 18 December 2018
  11. Risk factors for breast cancer: A review of the Evidence. (2018). Cancer Australia. Retrieved on 18 December 2018 
  12. Physical Activity and sedentary behaviour. (n.d). Cancer Australia. Australian Government. Retrieved on 18 December 2018
  13. (n.d) Cancer Australia. Australian Government. Retrieved on 18 December 2018
  14. Overweight and obesity. (n.d). Cancer Australia. Australian Government. Retrieved on 18 December 2018
  15. Stage 0 – pre-breast cancer. (n.d) National Breast Cancer Foundation. Retrieved on 13 January 2019 
  16. Stage 1 or 2 – Early breast cancer. (n.d). National Breast Cancer Foundation. Retrieved on 13 January 2019
  17. Stage 2 or 3 – Locally advanced breast cancer. (n.d). National Breast Cancer Foundation. Retrieved on 13 January 2019
  18. Stage 4 – Metastatic breast cancer. (n.d). National Breast Cancer Foundation. Retrieved on 13 January 2019 
  19. Targeted Therapies. (n.d). Icon Cancer Centre. Retrieved on 13 January 2019
  20. Men get breast cancer too. (2016). Breast Cancer Network Australia (BCNA). Retrieved on 14 January 2019 
Xem tất cả

Tìm kiếm

Đặt lịch hẹn