Sinh sản và Ung bướu: lựa chọn điều trị sinh sản tốt nhất cho bạn

Icon Writers / 17 Mar, 2020

Các lựa chọn bảo tồn sinh sản cho phụ nữ bị ung thưCác lựa chọn bảo tồn sinh sản cho phụ nữ bị ung thư

Đối với phụ nữ vừa phát hiện bị ung thư và mong muốn có con sau khi hoàn tất điều trị, họ có rất nhiều giải pháp bảo tồn sinh sản để chọn lựa. Mỗi giải pháp có tỉ lệ thành công khác nhau, và không bao giờ đạt 100%. Tuy nhiên, các giải pháp bảo tồn sinh sản làm tăng khả năng đậu thai so với các phụ nữ trải qua các điều trị ung thư hệ thống mà không làm bảo tồn sinh sản. Việc tham vấn với một chuyên gia sinh sản nhiều kinh nghiệm đẻ có được các thông tin cần thiết là việc rất quan trọng.

Chúng tôi khuyến khích bạn làm quen với các việc của các quy trình khác nhau và trao đổi với bác sĩ ung bướu của bạn và đội ngũ chăm sóc có thể hỗ trợ bạn trong việc nắm bắt thông tin và đưa ra quyết định.

Giải pháp 1: Không bảo tồn sinh sản – bắt đầu tiến hành điều trị ung thư ngay lập tức.Giải pháp 1: Không bảo tồn sinh sản – bắt đầu tiến hành điều trị ung thư ngay lập tức.

 Thích hợp cho:

  • Phụ nữ đã có con và không cần có thêm con.
  • Phụ nữ cần bắt đầu điều trị ung thư ngay lập tức
  • Những người không có cơ hội tiếp cận các điều trị sinh sản
  • Những người còn đủ trứng

Khả năng mang thai:

  • Mang thai thành công phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm nồng độ nội tiết, tuổi và các tình trạng của buồng trứng sau khi điều trị ung thư.

Giải pháp 2: Đông lạnh trứng (bảo quản phôi lạnh)Giải pháp 2: Đông lạnh trứng (bảo quản phôi lạnh)

 Sự tương hợp

  • Phụ nữ có đủ thời gian để hoàn tất toàn bộ lộ trình trước khi họ bắt đầu điều trị ung bướu.
  • Phụ nữ phải kết hôn với đối tác (theo luật pháp của Singapore) – để việc thụ tinh xảy ra trong quá trình đông lạnh phôi, cần có cả tinh trùng và trứng.

Khả năng mang thai

  • Vào khoảng 30% cơ hội cho phụ nữ đã trải qua điều trị ung thư
  • Cơ hội tăng với phụ nữ dưới 35 tuổi
  • Phụ nữ 35 tuổi và lớn hơn thì cơ hội thành công thấp đi.

Các tác dụng phụ của việc đông lạnh phôi

  • Thay đổi tâm trạng
  • Cảm giác nóng bừng
  • Đau đầu
  • Da kích ứng
  • Nguy cơ nhiễm trùng hoặc chảy máu
  • Kết cấu vùng chậu có thể bị phá hủy – có hại và không khuyến khích đối với phụ nữ bị ung thư vùng hố chậu.

Thời gian trì hoãn điều trị ung thư

14 ngày.

Ảnh hưởng của điều trị tới việc tái phát của ung bướu 

Không có thống kê xác nhận rằng điều trị này có ảnh hưởng tới việc tái phát của ung thư.

Để biết thêm chi tiết về việc bảo quản phôi đông lạnh, nhấn vào đây.

Giải pháp 3: Trứng đông lạnh (bảo quản lạnh noãn bào)Giải pháp 3: Trứng đông lạnh (bảo quản lạnh noãn bào)

Sự tương hợp

Phụ nữ chưa có gia đình, không nên chọn phôi đông lạnh do đức tin của họ hoặc không có đủ thời gian để hoàn tất cả quy trình trước khi bắt đầu điều trị ung bướu.

Khả năng mang thai

  • Phụ nữ dưới 35 tuổi có 40% cơ hội khi lưu giữ 10 trứng. Các cơ hội tăng thêm thông qua việc lưu giữ nhiều trứng.
  • Phụ nữ 35 tuổi và lớn hơn thì cơ may ít hơn.

Các tác dụng phụ của trứng đông lạnh

  • Tâm trạng thay đổi
  • Cảm giác nóng bừng
  • Đau đầu
  • Kích ứng da
  • Nguy cơ viêm nhiễm hoặc chảy máu
  • Kết cấu vùng chậu có thể bị phá hủy – có hại và không khuyến khích đối với phụ nữ bị ung thư vùng hố chậu.

Thời gian trì hoãn điều trị ung thư

14 ngày.

Ảnh hưởng của điều trị gây tái phát ung thư

Hiện tại không có nghiên cứu nào cho thấy ung thư quay trở lại.

Để biết thêm chi tiết về noãn phôi đông lạnh, xem tại đây.

Giải pháp 4: Mô buồng trứng đông lạnhGiải pháp 4: Mô buồng trứng đông lạnh

Tương thích

  • Phụ nữ không có thời gian để đông lạnh trứng hay phôi
  • Phụ nữ muốn thụ thai tự nhiên sau khi điều trị ung thư
  • Nữ chưa đến tuổi dậy thì

Khả năng mang thai

  • Đây là quy trình thử nghiệm sinh sản mới nhất với chỉ có 30% thành công ghi nhận trên thế giới.

Các tác dụng phụ của đông lạnh mô buồng trứng

Quy trình này yêu cầu phẫu thuật, làm tăng các nguy cơ:

  • Tổn thương của bàng quang và tiêu hóa
  • Nhiễm trùng hoặc chảy máu
  • Các tế bào ung thư được đưa trở lại cơ thể thông qua mô buồng trứng đông lạnh – gây hại và không khuyến khích áp dụng cho phụ nữ bị bệnh bạch cầu hay các bệnh ung thư máu.

Thời gian trì hoãn điều trị ung thư

Quy trình thường mất vài ngày. Bác sĩ ung thư điều trị cho bạn sẽ cung cấp thông tin chi tiết.

 Ảnh hưởng của điều trị với ung thư tái phát

Có một nguy cơ tế bào ung thư được đưa trở lại cơ thể thông qua mô buồng trứng đông lạnh ở phụ nữ với một số loại ung thư. Nghiên cứu đã tìm thấy nguy cơ cao nhất đối với bệnh nhân nữ bị bệnh bạch cầu; nguy cơ trung bình ở phụ nữ có ung thư vú, ung thư phụ khoa, ung thư xương và các tổ chức mô; và nguy cơ thấp hơn với bệnh nhân bi u hạch thể Hodgkin’s và Non-Hodgkin 1.  Bác sĩ của bạn sẽ trao đổi các rủi ro của điều trị này và bệnh ung thư của bạn với bạn.

Để biết thêm chi tiết về đông lạnh mô buồng trứng, xem tại đây.

Giải pháp 5: Kìm hãm buồng trứngGiải pháp 5: Kìm hãm buồng trứng

Tương hợp

  • Phụ nữ đã dậy thì

Khả năng thụ thai

Không có đủ thông tin hiện hữu để xác định khả năng thụ thai thông qua điều trị này.

Các tác dụng phụ của việc kìm hãm buồng trứng

  • Khó khăn giấc ngủ
  • Khô âm đạo
  • Bốc hỏa
  • Thay đổi cảm xúc
  • Vì kìm hãm buồng trứng khiến cho buồng trứng ngừng sản xuất oestrogen, khiến cho sức khỏe xương khớp ảnh hưởng và dẫn tới việc loãng xương. Bạn có thể phải chụp đo tỉ trọng xương để theo dõi việc này.
  • Các vấn đề xương khớp như đau khớp hay nhức cơ có thể xuất hiện sau khi ức chế của oestrogen.

Trì hoãn điều trị ung thư

Ức chế buồng trứng phải bắt đầu một tuần trước khi bắt đầu điều trị hóa trị hệ thống

Ảnh hưởng của điều trị đến việc ung thư tái phát

Ức chế buồng trứng được dùng như là một điều trị để giảm nguy cơ tái phát của ung thư vú, đặc biệt là cho phụ nữ trẻ. 2

Tham khảoTham khảo

Xem toàn bộ danh sách tham khảo, tại đây
  1. Rosendahl, M., Greve, T. & Andersen, C.Y. The safety of transplanting cryopreserved ovarian tissue in cancer patients: a review of the literature. J Assist Reprod Genet 30, 11–24 (2013). https://doi.org/10.1007/s10815-012-9912-x” https://doi.org/10.1007/s10815-012-9912-x
  2. Breast Cancer Now. (2018). Ovarian suppression and breast cancer. Retrieved on 19 March 2020 from https://breastcancernow.org/information-support/facing-breast-cancer/going-through-breast-cancer-treatment/hormone-therapy/ovarian-suppression-breast-cancer
Xem tất cả Articles

Tìm kiếm

Đặt lịch hẹn